CÔNG TÁC CHUYỂN ĐỔI SỐ KHU VỰC KTTT, HTX GIAI ĐOẠN 2022-2025; TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/1/2022 Phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 30/6/2020 Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 19/5/2022 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 816/QĐ-UBND ngày 31/2/2021 của UBND tỉnh Bình Dương về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng năm 2030 và Kế hoạch 593/KH-UBND ngày 13/02/2023 của UBND tỉnh về Nâng cao Chỉ số Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương năm 2023 và các năm tiếp theo.
Công tác Chuyển đổi số là chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước, là công việc phải thường xuyên, liên tục theo dõi, đánh giá, đôn đốc, chỉ đạo sát sao và quyết liệt triển khai. Vấn đề đặt ra cho chúng ta phải đẩy mạnh chuyển đổi số một cách nhanh chóng, hiệu quả và thực chất.
Chuyển đổi số được đánh giá là đòn bẩy quan trọng, tạo ra những cơ hội giúp khu vực kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) phát triển. Theo khảo sát của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, 83,5% HTX đánh giá việc chuyển đổi số là cần thiết; 18,9% HTX đã có kế hoạch với lộ trình thực hiện cụ thể; 68% HTX có sử dụng ít nhất một trong các phương thức giới thiệu và bán sản phẩm trực tuyến...
Hòa chung công cuộc chuyển đổi số Quốc gia, Công tác Chuyển đổi số trong khu vực KTTT, HTX đã đạt được một số kết quả như: Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện và xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong khu vực KTTT, HTX tỉnh Bình Dương giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các HTX, QTDND thành viên trên địa bàn tỉnh về phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số làm thay đổi tổng thể và toàn diện hoạt động quản lý điều hành và trong sản xuất kinh doanh của khu vực KTTT, HTX, cách sống, làm việc của cán bộ công chức, viên chức, người lao động và thành viên HTX trên môi trường số và dựa trên dữ liệu và công nghệ số.
Kết quả: 100% cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Quỹ Hỗ trợ phát triển KTTT tỉnh khai thác, sử dụng hiệu quả các hệ thống thông tin dùng chung toàn tỉnh như: Cổng thông tin điện tử, hộp thư điện tử chuyên dùng, phần mềm QLCBCCVC, một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến, phần mềm QLVB, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến. Khai thác, sử dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook, Email (công vụ, cá nhân) trong tiếp nhận, phát hành các văn bản chỉ đạo của đơn vị, đúng theo quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn an ninh mạng, triển khai thực hiện phòng họp không giấy cho các hội nghị sơ tổng kết hoạt động năm của đơn vị, các hội thảo chuyên đề, các buổi tuyên truyền KTTT tại UBND cấp huyện. Quỹ Hỗ trợ KTTT đã ký hợp đồng với VNPT Bình Dương, thông tin đến HTX thành viên thông qua tin nhắn SMS Brand name. 100% Quỹ tín dụng nhân dân đã thực hiện chuyển đổi số phục vụ hoạt động quản lý tại đơn vị.
Đối với HTX thành viên: đã có 31 HTX có sản phẩm đảm bảo đủ tiêu chuẩn đăng ký tham gia giới thiệu, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm trên sàn thương mại điện tử; có 06 HTX được cục Quản lý HTX hỗ trợ sử dụng phần mềm facefarm để thực hiện các tính năng như lập kế hoạch, viết nhật ký, dự báo thời tiết,…, trong đó: có 02 HTX (HTX Cây ăn quả Tân Mỹ, HTX NN Minh Hòa Phát) đã sử dụng phần mềm; 100 % HTX kinh doanh vận tải, trang bị hệ thống định vị GPS đối với xe khách trên 9 chỗ, xe cong ten nơ và xe đầu kéo.
Theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.
Chuyển đổi số hướng đến mục tiêu: phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số làm thay đổi tổng thể và toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, HTX, cách sống, làm việc của người dân trên trên môi trường số và dựa trên dữ liệu và công nghệ số, góp phần thực hiện mục tiêu “Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại”.
Đến năm 2030: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại.
Đến năm 2045 Bình Dương là đô thị thông minh của vùng và cả nước.
Mai Trang